Bệnh khảm xoăn lá trên hồ tiêu và thuốc trị bệnh khảm lá trên hồ tiêu

TRIỆU CHỨNG BIỂU HIỆN CỦA BỆNH KHẢM LÁ TRÊN HỒ TIÊU

* Triệu chứng khảm lá:

Lá tiêu không bị biến dạng, triệu chứng đặc trưng là các vết khảm nhẹ trên lá bánh tẻ, giống như triệu chứng thiếu vi lượng. Cây vẫn phát triển bình thường và cho năng suất.

* Triệu chứng khảm lá biến dạng:

Lá biến dạng, mép lá quăn, gợn sóng, lá dài và hẹp lại, lá xoăn cuốn vào trong, lá dày và giòn, bề mặt lá nhăn nhúm. Lá bị bệnh nặng bị mất diệp lục, có khảm đốm vàng hay vệt trắng theo gân chính của lá. Cây bị bệnh vẫn phát triển chiều cao và cho quả, nhưng cành nhánh phát triển kém, cành thường ngắn và nhỏ, ra hoa ít, chùm quả thưa ít hạt, năng suất thấp.

* Triệu chứng xoăn lùn:

Cây tiêu bị bệnh thường có lá nhỏ, biến dạng; mặt lá sần sùi; lá dày và giòn; mép lá gợn sóng, có những vùng xanh đậm xen lẫn với những vùng xanh nhạt do sự phân bố không đều của diệp lục. Ngọn tiêu nhỏ lại và ra rất nhiều ngọn tạo thành búi lớn sát gốc. Các lóng đốt của cây tiêu ngắn lại, dẫn đến chiều cao cây cũng thấp hẳn so với cây bình thường. Triệu chứng này thường gặp ở vườn tiêu kiến thiết cơ bản. Trên vườn tiêu triệu chứng này thường dễ nhận biết và nông dân thường gọi là “tiêu điên”.

Không được lấy giống từ các vườn đã có triệu chứng bệnh virus. Bệnh do virus thường lây lan qua hom giống lấy từ cây đã bị bệnh. Các cây này có thể chưa thể hiện triệu chứng xoăn lá, khảm lá nhưng virus đã xâm nhập và hiện diện trong cây.

BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

Trong quá trình canh tác không dùng dao, kéo cắt tỉa các cây bị bệnh, sau đó cắt sang cây khỏe.

Cần phải kiểm tra cây tiêu xem có các côn trùng môi giới chích hút hay không.

THUỐC TRỊ BỆNH KHẢM - XOĂN LÁ TRÊN HỒ TIÊU

THUỐC TRỪ BỆNH - DIỆT NẤM KHUẨN

THÀNH PHẦN:

  • Bismerthiazol ......... 200g/kg
  • Streptomycin Sulfate 50g/kg

ĐẶC TÍNH & CÔNG DỤNG:

  • Hoạt chất: Bismerthiazol và Streptomycin Sulfate trong danh mục thuốc BVTV đã được một số tổ chức trong và ngoài nước đăng ký ở Việt Nam để trừ bệnh như: Vàng lá, khảm lá trên hồ tiêu và một số bệnh khác như: Đạo ôn, bạc lá, vàng lá lúa; Phấn trắng hại nho; Thối vi khuẩn hại rau; Đốm lá, sương mai dưa chuột; Thán thư dưa hấu, chết nhanh dưa hấu; Vi khuẩn bông xoài; Thối nhũn bắp cải; Sẹo hại cây có múi; Héo rũ (chết ẻo) cây con hại rau.

CÁCH PHA:

Pha 40g cho bình 20 lít, phun 2 bình cho 1.000m².

Hoặc pha 250g cho 1 phuy 200 lít, phun 2 phuy cho 10.000m² (hecta).

  • Thời điểm phun: Phun khi bệnh chớm phát hiện trên lá, phun khi tỷ lệ bệnh khoảng 5-10%. Nếu bệnh nặng phun lần 2 sau 5 - 7 ngày.
  • Thời gian cách ly: 5 ngày sau khi phun thuốc.

< Trở lại

Đã thêm sản phẩm vào giỏ hàng thành công!