Cách đặc trị bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi với giải pháp bộ đôi TB FOSKASA + TB SẠCH NẤM KHUẨN

Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi

Bệnh vàng lá thối rễ cây có múi là bệnh lây lan rất nhanh. Chúng lây từ nhánh rễ này sang nhánh rễ khác trong cùng một cây và lây từ cây bệnh sang cây khỏe cũng rất nhanh. Nấm Fusarium solani và nấm Phytophthora luôn hiện diện trong đất. Chúng phát tán, sinh sản mạnh khi thời tiết nắng nóng mưa nhiều. Đặc biệt là ở những vùng đất vườn có nhiều sét nên dẻo quánh, dễ bị đọng nước trong mùa mưa tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.

Đất vườn cũ, ít chăm sóc, ít bón phân hữu cơ, đất bị chua, có độ pH thấp (pH<4.5), thiếu vi lượng và vườn lạm dụng phân hóa học ít dùng phân hữu cơ, vườn xử lý ra hoa nghịch vụ bằng biện pháp siết nước khi tưới nước trở lại hoặc gặp mưa cũng rất dễ làm cho rễ mẫn cảm với nấm bệnh, từ đó bệnh vàng lá thối rễ cũng rất dễ phát sinh. Khi bệnh phát sinh cần phải xử lý sớm ngay khi phát hiện. Tránh để bệnh kéo dài làm cây suy kiệt và lây lan sang những cây khỏe bên cạnh.

Cách xử lý bệnh vàng lá thối rễ như sau:

Để xử lý bệnh vàng lá thối rễ một cách đơn giản và hiệu quả nhất, chúng ta cần nắm rõ 3 nguyên tắc:

Nguyên tắc thứ nhất: không bón phân khi cây đang bệnh

Cây đang bệnh tức là rễ cây đang bị thối. Rễ đang bị thối sẽ không thể hấp thu phân bón. Bón phân giai đoạn này sẽ tốn thêm chi phí mà cây thì không khá hơn được. Ngược lại lượng phân này sẽ là nguồn dinh dưỡng giúp nấm bệnh phát triển mạnh hơn gây phản tác dụng, tiền mất tật mang.

Nguyên tắc số 2: không dùng thuốc hóa học để diệt nấm trong đất

Sở dĩ chúng ta không nên dùng các loại thuốc hóa học để diệt nấm trong đất là vì chúng rất độc hại đối với đất. Thuốc hóa học sẽ diệt luôn cả nấm có lợi, vi sinh vật bản địa và diệt luôn cả giun đất.

Nguyên tắc số 3: diệt nấm trước, kích rễ sau.

Nguyên nhân chính của bệnh là nấm Fusarium và Phytophthora. Hai loại nấm này gây thối lan từ rễ non sang rễ nhánh rất nhanh rồi lan dần vào rễ cái từ đó làm chết cây. Như vậy, diệt nấm là một việc hết sức quan trọng. Đây là việc quan trọng nhất chứ không phải là kích rễ.

Kích rễ cũng rất quan trọng nhưng nếu chưa diệt được hết nấm trong đất. Thì các nhánh rễ mới sinh ra sẽ ngay tập tức bị nhiễm bệnh bởi hai đối tượng gây hại này. Rễ mới bị gây hại khiến cho đọt non bị teo nhỏ lại, thiếu nước, thiếu dinh dưỡng, mô lá tiếp tục vàng, bệnh lại tiếp tục tái phát.

Khi bệnh tái phát hoặc bệnh mới xuất hiện và có nguy cơ lây lan sang các cây bệnh khác. Chúng ta cần xử lý theo trình tự 3 bước như sau:

Giun đất là những anh thợ cày, nấm có lợi là anh chuyên phân giải hữu cơ tạo thành khoáng cho cây hấp thu. Hai anh này chết đi thì đất sẽ kém thông thoáng, nghèo nàn về dinh dưỡng, cây phát triển kém, rễ bị mắc kẹt. Tình trạng thối rễ ngày càng nhiều nên rất nguy hiểm.

QUY TRÌNH 3 BƯỚC ĐẶC TRỊ BỆNH

3 bước giúp hoàn nguyên cây bị bệnh vàng lá thối rễ sau đúng một liệu trình

Bước 1: Xử lý vật lý cây bị vàng lá

Cắt tỉa cành

Việc cắt tỉa bớt các cành bị vàng nhằm mục đích giảm áp lực lên rễ, giảm sự thoát hơi nước, bởi trong tình trạng này rễ không thể hấp thụ được nước và dinh dưỡng nuôi cả cây.

Tiến hành cắt từ đỉnh đọt xuống 2 đến 3 mắt lá để cây dễ ra lộc khi phục hồi.

Hạ cốt (nếu trồng sâu)

Trồng sâu là một trong những sai lầm mà rất nhiều nhà vườn trồng cây có múi mắc phải. Tình trạng cây trồng bị lấp phần gốc quá sâu (che lấp phần cổ rễ) khiến quá trình trao đổi oxy và dinh dưỡng trong cây bị ảnh hưởng. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến cây trồng bị thối rễ.

Đối với tình trạng này, nhà vườn cần hạ mức đất mặt xuống thấp ngang bằng với phần cổ rễ, sao cho có thể nhìn thấy rõ phần cổ rễ.

Bước 2: Bổ sung phân hữu cơ (phân chuồng ủ hoai)

Sau khi đã cắt tỉa cành vàng, bà con bổ sung thêm phân chuồng đã được ủ hoai mục bằng nấm Trichoderma.

Mỗi gốc bà con rải đều khoảng 15 – 20kg phân chuồng (Lượng phân tùy theo tuổi cây và độ rộng của tán), rải vòng quanh tán, cách gốc 40cm. Sau đó cuốc xởi nhẹ 3- 5cm lớp đất mặt để trộn đều lớp phân vừa bón.

Việc bón phân chuồng vào thời điểm này sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động. Giúp chúng tồn tại trong đất lâu hơn, nhân sinh khối mạnh hơn để tiêu diệt nấm bệnh gây hại và bảo vệ rễ non.

Sau khi bón phân cần tưới ẩm đất, bà con tưới với lượng nước vừa phải, đủ ẩm đất (độ ẩm khoảng 60%).

Bước 3: Xử lý nấm bệnh và phục hồi cây với bộ đôi TB FOSKASA + TB SẠCH NẤM KHUẨN

TB FOSKASA

THÀNH PHẦN:

  • Zinc Sulfate .......... 75g/l

  • Magie sulfate ..... 50g/kg

  • Naa .................. 200ppm

  • Cytokinin .......... 800ppm

ĐẶC TÍNH & CÔNG DỤNG:

  • Cung cấp dinh dưỡng cân đối thiết yếu cho cây trồng. Giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

  • Phát triển hệ rễ thúc đẩy quá trình đẻ nhánh chống nghẹn rễ do ảnh hưởng của phèn. Giúp hệ lá phát triển.

  • Tăng khả năng quang hợp và khả năng hấp thụ phân bón tốt.

  • Hạn chế và hồi phục cây bị vàng lá.

  • Tăng tính chống chịu cho cây đối với sâu bệnh, hạn hán và ngập úng.

  • Tăng năng suất và phẩm chất đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

CÂY TRỒNG

LIỀU LƯỢNG

(ml/ bình 16 lít)

CHU KÌ SỬ DỤNG

 

Cây công nghiệp: Điều, Cà Phê, Ca Cao, Cao Su, Thuốc Lá, Bông Vải, Chè, ...

 

40-50ml

 

15-20 ngày/ 1 lần.

 

 

 

Cây ăn trái: Cam, Chanh, Quýt, Bưởi, Sơ Ri, Xoài, Nhãn, Sầu Riêng, Thanh Long, Mãng Cầu, Vú Sữa, Mít, Ổi, Nho, Măng Cụt, Dừa, Táo, ...

 

Cây chưa có trái:

40 50ml

 

Cây chưa có trái:

10-15 ngày 1 lần.

Cây đã có trái:

20-25ml

Cây đã có trái:

15-20 ngày/ lần.

 

 

Rau củ: Khoai Lang, Khoai Tây, Củ Cải, Khoai Môn, Cà Rốt, Củ Sắn, Ớt, Đậu Cô Ve, Đậu Đũa, Đậu Bắp, Bầu , Xà Lách, Bắp Cải, Xà Lách Xoang, Đu Đủ, Dưa Leo, Khổ Qua, Cà Chua, Bí, Dâu Tây, Rau gia vị các loại, ...

 

Thời kì non:

20-25ml

 

Thời kì non:

7-10 ngày/lần.

 

Thời kì lớn:

40-45ml

 

Thời kì lớn:

10-15 ngày/lần.

 

Cây lương thực: Lúa, Bắp, Mè, Đậu Xanh, Đậu Nành, Đậu Đỏ, Đậu Phộng, Đậu Hà Lan, ...

 

20-25ml

 

10-20 ngày 1 lần.

 

 

Hoa kiểng: Hoa Phong Lan các loại, Hoa Hồng, Hoa Cúc, Hoa Huệ, Hoa Lay Ơn, Hoa Ly, Bon Sai các loại, ...

 

 

20-25ml

Cây nhỏ:

10-15 ngày/lần

Cây trưởng thành:

10-20  ngày/lần

Chai 500ml pha được 1 phuy 220 lít nước.

TB SẠCH NẤM KHUẨN

THÀNH PHẦN:

  • Bismerthiazol ........  200g/kg

  • Streptomycin Sulfate 50g/kg

ĐẶC TÍNH & CÔNG DỤNG:

  • Hoạt chất: Bismerthiazol và Streptomycin Sulfate trong danh mục thuốc BVTV đã được một số tổ chức trong và ngoài nước đăng ký ở Việt Nam để trừ bệnh như: Đạo ôn, bạc lá, vàng lá lúa; Phấn trắng hại nho; Thối vi khuẩn hại rau; Đốm lá, sương mai dưa chuột; Thán thư dưa hấu, chết nhanh dưa hấu; Vi khuẩn bông xoài; Thối nhũn bắp cải; Sẹo hại cây có múi; Héo rũ (chết ẻo) cây con hại rau.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

CÂY TRỒNG

BỆNH HẠI

CÁCH PHA

Lúa

Vàng lá, bạc lá, lép đen, lép vàng trên lúa.

 

 

 

 

Pha 35g cho bình 20 lít, phun 2 bình cho 1.000m².

Hoặc pha 250g cho 1 phuy 200 lít, phun 2 phuy cho 10.000m² (hecta).

Rau màu

Thối nhũn vi khuẩn, thán thư.

Cam, Quýt

Loét, sẹo.

Mít

Sơ đen múi mít.

Tiêu

Vàng lá, khảm lá.

Cà phê

Thán thư, khô quả.

Hoa, Cây cảnh

Đốm đen, phấn trắng, thối gốc.

  • Thời điểm phun: Phun khi bệnh chớm phát hiện trên lá, phun khi tỷ lệ bệnh khoảng 5-10%. Nếu bệnh nặng phun lần 2 sau 5 - 7 ngày.
  • Thời gian cách ly: 05 ngày sau khi phun thuốc.

Thương mại nông nghiệp kính chúc bà con trúng mùa, được giá !

CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ NÔNG NGHIỆP AMAZONE

Địa chỉ: Số 48 Đường D15, Khu Dân Cư Hưng Phú, P. Phước Long B, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 028 2260 9797 

Email: amazonejsc@gmail.com

< Trở lại

Đã thêm sản phẩm vào giỏ hàng thành công!