Bệnh thối hoa, thối trái non trên cây mít và cách phòng trị hiệu quả

Người trồng cần phải thường xuyên quan sát cây trồng thời kỳ ra hoa tại trái để kịp thời phát hiện dấu hiệu bệnh thối trái non ở các loại cây trồng, như cây rau màu cũng như cây ăn quả để phòng trừ , tiêu diệt nấm gây hại cho cây trồng một cách hiệu quả nhất, giúp cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất cao và chất lượng tốt.

1. Nguyên nhân gây bệnh thối quả mít

Bệnh thối hoa, thối trái non do nấm Choanephora cucurbitarum hay nấm Phytophthora  gây nên. Loại bệnh này phát triển mạnh và lan nhanh trong mùa mưa khi nhiệt độ và độ ẩm thấp tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát sinh gây hại cây trồng.

2. Triệu chứng bệnh

Bệnh gây hại trên lá, hoa, trái và gốc thân, những vùng bị bệnh có dấu hiệu bị úng nước chuyển sang màu đen và sau đó thối nhũn. Bệnh thối hoa, trái non thường xuất hiện ở giai đoạn cây trồng đang ra hoa và bắt đầu thụ phấn, nấm bệnh phát triển nhanh tấn công ở lá, hoa và trái non, trong thời điểm từ 5 – 7 ngày khi hoa cho ra trái, bệnh gây hại làm cho trái bị thối đen, trái non bị rụng hoặc bị héo, teo lại. Nếu bệnh nặng có thể gây thối cả rễ, làm cây trồng chết rũ.

3. Cách phòng và trị bệnh

Khi hoa, quả đã bị bệnh thì hầu như không có cách nào để chữa trị khỏi. Vì vậy, để hạn chế tác hại của bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa là chính, bà con có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp cơ bản sau đây:

- Trước khi trồng cần đắp mô, lên liếp cao, xây dựng hệ thống thoát nước chu đáo để nước không bị đọng lại trong vườn mỗi khi có mưa, tạo cho vườn luôn khô ráo, thoáng đãng.

-Không nên trồng mít quá dầy, đồng thời định kì tỉa bỏ những cành nhỏ, cành tăm, mọc bên trong tán lá, không có khả năng cho trái, những cành bị sâu bệnh... để vườn luôn được thông thoáng, giảm bớt ẩm độ bên trong tán cây.

- Thường xuyên kiểm tra và thu gom kịp thời những hoa, quả đã bị bệnh đem tiêu hủy để hạn chế bệnh lây lan ra những quả xung quanh.

- Bao trái lúc còn nhỏ.

- Nếu đã phát hiện dấu hiệu bệnh hại thì nên hạn chế tưới nước vào buổi chiều tránh tạo điều kiện độ ẩm cao nấm bệnh phát triển nhanh.

4. Thuốc trị bệnh thối quả trên cây mít hiệu quả hiện nay

MOLBENG 2SL 

THÀNH PHẦN:

  • Ningnanmycin ........... 20g/ lít

ĐẶC TÍNH & CÔNG DỤNG:

  • MOLBENG 2SL là thuốc trừ bệnh sinh học thế hệ mới có tác dụng phòng trừ hiệu quả các bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra như: Bạc lá, đạo ôn, lem lép hạt lúa; Mốc xám bắp cải; Sương mai, lở cổ rễ cà chua; Sương mai dưa hấu, bí xanh; Thối quả xoài, vải.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

CÂY TRỒNG

DỊCH HẠI

LIỀU LƯỢNG

Lúa

Bạc lá

 

Miền Nam: 25-30ml/bình 25 lít.

Phun 2 bình/1000m². (0,5-0,6 lít/ha).

Miền Bắc: 15-20ml/bình 16 lít/1 sào Bắc Bộ (360m²).

Lượng nước phun: 500-800 lít/ha.

Cà Chua

Héo rũ

Dưa Hấu

Sương mai

Xoài, Vải

Thối quả

Chú ý:

  • Phun sớm khi bệnh mới xuất hiện.
  • Thời gian cách ly: 7 ngày.
 

AMYLATOP 325SC

 

 
 THÀNH PHẦN:
  • Azoxystrobin ... 200g/l
  • Difenoconazole 125g/l

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

CÂY TRỒNG

DỊCH HẠI

LIỀU LƯỢNG

 

Lúa

Lem lép hạt

 

 

 

 

Pha 15-20ml/ bình 25 lít.

Liều lượng: 0,3-0,5 lít/ha.

Lượng nước: 400-500 lít/ha.

Đốm vằn

Chuối

Thán thư, giữ bộ lá xanh tốt

Mít

Sơ đen múi mít, thối quả

Sầu Riêng

Thán thư bông, thối quả, khô bông

Rau màu

Thán thư, chết cây con

Xoài

Thán thư, phấn trắng

Thời gian cách ly: Ngưng phun thuốc trước khi thu hoạch 7 ngày.

< Trở lại

Đã thêm sản phẩm vào giỏ hàng thành công!